top of page

Chim sơn ca – Thông tin về sơn ca từ A – Z

  • Writer: Việt Gà chọi
    Việt Gà chọi
  • Apr 14, 2021
  • 3 min read

Chim sơn ca

Phân biệt chim sơn ca trống mái

  • Kích cỡ đầu: Đầu chim mái nhỏ hơn, đầu có phần vuông tròn. Đầu chim trống hình vuông, không tròn

  • Thân hình: Sơn ca trống có đầu, ngực và vai to hơn con mái.

  • Cử chỉ khi di chuyển: Khi di chuyển con trống đầu nhấp nhô lên xuống, chim mái một mạch đi thẳng, đầu giữ nguyên. Khi sơn ca trống đứng hót vẫn xòe hai cánh, khi chạy sẽ dựng mào lên. Sơn ca mái khả năng hót kém, khi chạy đầu không dựng mào.

  • Lông bụng: Khi thổi lên phần bụng của sơn ca, phần lườn chim sẽ có rất nhiều lông con. Khi thổ vào bụng chim mái, phần lườn lông sẽ trống hoàn toàn, thổi hết lông sẽ lộ hết. Đây là cách nhận biết dễ nhất, dành cho những người chưa có kinh nghiệm phân biệt chim. Tỉ lệ chính xác lên tới 90 – 95%. Đặc biệt nếu chim trong thời kỳ trước sinh sản thì cách phân biệt này hiệu quả đến 100% vì chim mái trong mùa đẻ sẽ rụng bớt đi các lông tơ ở lườn để ấp trứng.

  • Hậu môn: Hậu môn chim trống hình ống, nhô ra xa so với phần bụng khoảng 3 – 5 mm. Hậu môn chim mái bằng phẳng với phần bụng, không nhô ra như sơn ca trống.

  • Tiếng hót: Thường những người nuôi chim để nghe hót sẽ không nuôi sơn ca mái. Lí do vì chim mái tiếng hót không hay bằng chim trống. Sơn ca mái phát ra tiếng kêu đục hơn, kiểu “xèo xèo” trong khi chim trống lại phát ra những tiếng kêu trong trẻo, kiểu “tít tít cheo cheo”.

Chim sơn ca làm tổ ở đâu?

Ngoài cánh đồng có những cái gò trồng chuối, bên dưới cỏ tranh, cỏ gừng mọc cao lút đầu người, những khóm tầm ma, dùng dành mọc trên những nấm mồ đắp đất… đấy vừa là nơi trú ngụ, tồn sinh vừa là nơi làm tổ, nuôi dưỡng những đứa con thơ của chim sơn ca.

Nuôi sơn ca sinh sản

Cũng giống như cách nuôi chim yến phụng thì khi sơn ca đến thời kỳ sinh sản, bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống. Có thể thêm các loại hạt, khoáng giúp chim có sức khỏe tốt để “mẹ tròn con vuông”. Nên sắp xếp cho chúng một chiếc tổ để kích thích khả năng sinh sản của sơn ca.

Khi đẻ, sơn ca con cần được ở trong môi trường có độ ấm phù hợp. Nếu nuôi trong tổ, bạn có thể gắn bóng đèn để ở trên tổ; lưu ý không nên để quá gần tổ, khiến chim bị quá nóng. Đối với con non, cách nuôi rất dễ vì khi đói chúng sẽ há mỏ liên tục khi bạn đưa tay đến gần. Con non có thể ăn châu chấu, cào cào, dế (nên nhúng nước, cắt bỏ cánh, càng); trứng kiến, thằn lằn (lấy phần đuôi, hoặc cả con bỏ nội tạng). Khi cho ăn bạn có thể dùng cây nhíp gắp. Nên cho vừa mỏ chúng, không nên gắp lượng thức ăn quá lớn, quá nhiều khiến chúng bị nghẹn. Sơn ca con nếu cho ăn đầy đủ, thường xuyên sẽ rất mau lớn và khỏe mạnh.

Giai đoạn chim đã cứng cáp hơn, đã có thể chạy nhảy thì bạn có thể bắt đầu cho chim tập ăn cám. Đối với giai đoạn chăm chim sơn ca khi sinh sản; chăm con non cũng tương tự với giai đoạn chăm của những loài chim khác. Về cách nuôi cụ thể, Gà chọi Việt đã hướng dẫn chi tiết tại cách nuôi chim yến phụng sinh sản. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Chim sơn ca ăn gì?

Sơn ca là loài ăn tạp nên bạn có thể cho chúng ăn đa dạng các loại thức ăn như khoáng, động – thực vật khác nhau.

  • Khoáng: Nang mực

  • Thực vật: Cám, bột cám, kê, các loại rau củ quả như dưa leo, cà rốt..

  • Động vật: Dế, châu chấu, cào cào, trứng kiến, sâu quy

Chim sơn ca giá bao nhiêu?

Giá sơn ca không cố định, khoảng từ 200K – trên 1 triệu tùy người bán cũng như chất lượng của chúng. Bạn có thể tham gia các group trên Facebook, kênh chim cảnh trên Youtube, mua bán trên Chợ Tốt;… để tham khảo giá cũng như trao đổi với người bán.


Xem tin tức về chim cảnh mới nhất tại : https://gachoiviet.com/chim-canh

Xem thông tin chi tiết nhất tại: https://gachoiviet.com/chim-son-ca-mau-gi/

 
 
 

Kommentare


bottom of page